Tác hại của mùi hương nhân tạo

Bạn có đang dùng các mỹ phẩm, đồ gia dụng có mùi thơm nhân tạo (chất tạo mùi tổng hợp) như nước hoa, xịt phòng, dầu gội, sữa tắm, giấy thơm, nến thơm… TIPI xin chia sẻ bài viết của Health Coach cô Trần Lan Hương:

TÁC HẠI CỦA MÙI HƯƠNG NHÂN TẠO

Nguồn: https://draxe.com/dangers-synthetic-scents/

Tác hại không phải lúc nào cũng dễ thấy nhưng khoa học đã có đủ bằng chứng để tất cả mọi người, bất kể lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, cần ưu tiên tránh xa các mùi hương giả này.

Theo báo cáo của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ: khoảng 95% các hóa chất dùng trong sản xuất các chất tạo mùi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu thô. Chúng bao gồm các chất gốc benzene (chất gây ung thư), aldehydes, toluene và rất nhiều hóa chất độc hại khác liên quan đến ung thư, quái thai, các rối loạn hệ thần kinh trung ương, và dị ứng. (1)

Không may là 30 năm sau, các thành phần độc hại vẫn có mặt trong các sản phẩm chúng ta đang sử dụng và hít vào mỗi ngày. Các thành phần độc hại nhất thường có trong kem dưỡng da, dầu gội, các chất giặt tẩy, vệ sinh và rất nhiều sản phẩm khác nữa, bao gồm các chất tạo mùi tổng hợp thường được ghi vỏn vẹn đúng một chữ mơ hồ là “mùi hương” trên nhãn thành phần. Rất nhiều thành phần trong số này đã được biết đến hay nghi ngờ là các chất gây rối loạn nội tiết, có thể kích hoạt việc tăng cân hay thậm chí nhiều năm sau mới khiến ta phát bệnh.

Khi một công ty ghi chữ “mùi hương” lên nhãn thành phần, bạn hãy cảnh giác. Chỉ một chữ này thôi có thể là hàng ngàn thành phần nguyên liệu (chính xác là ít nhất hơn 3.000 hóa chất). Khi sử dụng các sản phẩm có chứa “chất tạo mùi”, “mùi hương nhân tạo”, “fragrance” hay “parfum,” tất các các hóa chất bí ẩn đó sẽ được hấp thụ ngay lập tức vào máu. Các thành phần này hầu hết được làm từ các hóa chất độc hại theo rất nhiều cách.

Trong khi sự cuốn hút của các hương thơm tự nhiên đối với chúng ta đã được định hình từ trong gene như một cách giúp con người tìm kiếm thức ăn và bạn tình, thì các mùi hương nhân tạo lại hoàn toàn không cần thiết và còn gây bệnh cho chúng ta trong thế giới hiện đại. Tất nhiên, việc chiết xuất hương liệu thiên nhiên đã có lịch sử lâu đời trong các lễ nghi tôn giáo, tang lễ và như một cách để tăng cường sinh lực. Nhưng trong bài viết này, chúng ta nói về mùi hương nhân tạo, thứ mới bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1800. Những nguy hiểm của chất tạo mùi nhân tạo/tổng hợp không chỉ là những triệu chứng ngắn hạn như dị ứng, rối loạn hô hấp, mà còn gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và tri giác lơ mơ. (Chi tiết xin đọc bản gốc tiếng Anh). Chữ “hương thơm”, “chất tạo mùi”, “fragrance” hay “parfum” trên nhãn thành phần của một sản phẩm là một từ chỉ chung cho hơn 3.000 thành phần hóa học:

tac-hai Chất tạo mùi tổng hợp = hỗn hợp các loại hóa chất:

– Gây ung thư

– Gây rối loạn hormon

– Gây dị ứng

– Gây độc thần kinh

– Gây kích ứng đường hô hấp

– Gây độc môi trường

Thường có trong các sản phẩm gia dụng phổ biến như:

– Dầu gội, dầu xả, sữa tắm

– Kem dưỡng da, kem chống nắng

– Nến thơm

– Khăn giấy thơm

– Bột giặt, nước xả thơm, nước rửa tay

– Chất tẩy rửa, lau bếp, lau sàn, lau nhà vệ sinh

– Nước hoa, khử mùi cơ thể

– Các mỹ phẩm có mùi thơm

– Chai xịt phòng

– Và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác

95% các sản phẩm dầu gội, dầu xả và mỹ phẩm làm tóc có chứa chất tạo mùi tổng hợp.

Ai đặc biệt dễ bị tổn thương từ những chất này? Tất cả mọi người. Đặc biệt là:

– Phụ nữ mang thai

– Trẻ sơ sinh

– Trẻ em

TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT TẠO MÙI HƯƠNG NHÂN TẠO:

1. Acetaldehyde: nằm trong danh mục “chất có khả năng gây ung thư trên người”. Gây hại cho thận, hệ thần kinh và hệ hô hấp.

2. Benzophenone: chất gây rối loạn nội tiết có liên quan đến các khối u gan.

3. Butylated Hydroxyanisole (BHA): nằm trong danh mục các chất gây ung thư trong California’s Prop 65. Là một chất gây rối loạn nội tiết trong doanh mục “các chất bảng 1” của Cộng đồng Châu Âu.

4. Butylated Hydroxytoluene (BHT): chất gây kích ứng da và mắt.

5. Benzyl Salicylate: chất gây dị ứng.

6. Benzyl Benzoate: phơi nhiễm có thể gây bỏng và kích ứng da đầu và vùng kín.

7. Butoxyethanol: chất gây kích ứng da, mắt, mũi, họng. Phơi nhiễm có thể gây ra:

– Tiểu ra máu

– Nôn ói và chóng mặt

– Gây hại lâu dài cho gan, thận, hệ bạch huyết, thần kinh, hô hấp và tế bào máu.

8. Butylphenyl Methylpropional: chất gây ngứa và viêm da. Có thể kích hoạt nhạy cảm hóa da dẫn đến da ngày càng dễ bị kích ứng hơn với mỗi lần phơi nhiễm

9. Chloromethane (Methyl Chloride): gây ra các phản ứng cấp tính và mãn tính lên hệ thần kinh. Hại gan, thận và da.

10. Dichloromethane (Methylene Chloride): liên quan đến u tuyến vú

11. Diethyl Phthalate (DEP): gây kích ứng mắt, da và ống hô hấp. Liên quan đến phá hủy hệ thần kinh.

12. Formaldehyde: chất gây ung thư trên người. Đã bị cấm cho vào các sản phẩm mỹ phẩm và vệ sinh ở Nhật và Thụy Điển. MEA, DEA, TEA – là các chất ethanolamine. Thường được trộn với các thành phần khác tạo ra các chất nitrosamines mà một số loại có thể và đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư.

13. Oxybenzone (BP-3): chất lọc tia cực tím trong máu, thận và gan, có thể gây độc các tế bào gan.

14. Propyl Paraben (Propyl P-Hydroxybenzoate): liên quan đến ung thư vú. Đã bị cấm ở Đan Mạch trong sản xuất mỹ phẩm cho trẻ em dưới 3 tuổi.

15. Resorcinol: ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, lách. Gây hại cho hệ tim mạch và thần kinh. Đã bị cấm ở dạng Resorcin trong sản xuất mỹ phẩm ở Nhật.

16. Styrene: gây độc cho tế bào hồng cầu và gan, gây độc cho hệ thần kinh trung ương khi hít phải. Có khả năng sẽ bị xếp vào nhóm chất gây ung thư và rối loạn nội tiết ở người.

17. Mùi Xạ hương tổng hợp (tonalide, galaxolide, ketone xạ hương, xylene xạ hương): tích tụ trong sữa mẹ, mỡ người và máu dây rốn trẻ sơ sinh. Liên quan đến gây rối loạn hormone và hại quá trình sinh sản, tăng trưởng và các nội tạng.

18. Titanium Dioxide (Tio2): hại phổi và hệ hô hấp. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC coi là chất có khả năng gây ung thư ở người.

19. Dioxane: sản phẩm phụ phổ biến “có khả năng gây ung thư ở người”. Coach: Sử dụng ít đi. Chọn loại không mùi. Thay thế các sản phẩm công nghiệp bằng các sản phẩm làm từ các nguyên liệu thiên nhiên, hương thơm thiên nhiên. Suy cho cùng, sống càng đơn giản càng khỏe. Trong nhà cũng chẳng cần dùng nhiều thứ như thế. Chẳng phải tất cả những gì người ta bán là mình đều cần dùng cả nhà nhỉ!

TIPI: Đứng trước nỗi sợ, ta có hai lựa chọn ĐẦU HÀNG hoặc ĐẤU TRANH. TIPI chọn tìm ra những sản phẩm thiên nhiên thay thế cho các loại hóa chất, biết là sẽ khó khăn, sẽ rất khó để thay đổi thói quen tiêu dùng, và ti tỉ những rào cản khác, nhưng tụi mình tin có bạn đồng hành.

Từ từ thay đổi để tốt hơn, TIPI sẽ mang tới thêm giải pháp cho cả nhà nhé!

Yêu thương

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *